Triết học Nhật Bản Thủy_(nguyên_tố_cổ_điển)

Thủy luân nằm vị trí thứ hai trong Ngũ luân tháp.

Thủy là một trong năm nguyên tố của triết học Godai Nhật Bản, bao gồm Địa (地/ ち Chi?), Thuỷ (水/ すい Sui?), Hoả (火/ か Ka?), Phong (風/ ふう Fū?) và Không (空/ くう Kū?). Nguồn gốc của nó là từ hệ thống Mahābhūta của Phật giáo Ấn Độ và được kết hợp, tinh chế cùng với truyền thống, văn hóa và tôn giáo dân gian bản địa của Nhật Bản.[5]

Thủy là dòng chảy mềm mại trung hòa sự cứng rắn của Địa. Nước là ao hồ rạch phá, là sông ngòi biển cả, nước cùng với đất đem lại sự sinh sôi cho cây cối. Nước cũng chính là dòng máu chảy trong huyết mạch mỗi người, lan truyền sự sống đến khắp nơi trong cơ thể. Nếu Địa là sự kiên định và cứng nhắc thì nước chính là sự uyển chuyển linh hoạt, thích nghi nhanh nhưng cũng chóng thay đổi. 

Thủy luân (水輪/ すいりん, Suirin?) được xếp thứ hai trong Ngũ luân tháp (五輪塔/ ごりんとう Gorintō?), Thủy luân có màu đại diện là màu trắng, nằm trên Địa luân và nằm dưới Hỏa luân. Người thuộc Thủy luân rất dễ lung lay trước người khác, tuy nhiên có khả năng biến ứng với môi trường nhanh, nhạy. Những người này cũng rất quyến rũ, hấp dẫn với người khác giới.[6]